Sự thật đằng sau những lời đồn đại về việc quạ không đậu và rắn không bò ở mộ Khổng Tử là gì?
Nội dung chính
- Khổng Tử – Nhà giáo dục, nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc
- Những hiện tượng lạ xảy ra ở khu lăng mộ của Khổng Tử
Những điều kỳ lạ xung quanh lăng mộ của Khổng Tử
Khổng Tử, tên là Khâu, tự Trọng Ni, là người sáng lập và là một trong những đại diện quan trọng của Nho giáo, được hậu thế tôn vinh là bậc thánh nhân. Tư tưởng Nho gia có ý nghĩa sâu xa đối với sự phát triển văn hóa của Trung Hoa, cho đến ngày nay vẫn là báu vật văn hóa của Trung Quốc, và thậm chí là của toàn thế giới. Chính vì vậy, dù trong hay ngoài Trung Hoa, sự kính ngưỡng dành cho Khổng Tử đều đạt đến đỉnh cao.

Khổng Tử, tên là Khâu, tự Trọng Ni, là người sáng lập và là một trong những đại diện quan trọng của Nho giáo, được hậu thế tôn vinh là bậc thánh nhân. (Ảnh: Sohu)
Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc là nơi Khổng Tử từng giảng dạy khi còn sinh thời, và nơi này cũng chính là nơi sinh sống của con cháu ông. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, Khúc Phụ đã trở thành điểm đến linh thiêng, phản ánh sâu sắc nét văn hóa Nho giáo của Trung Quốc. Nơi đây hình thành di tích văn lịch sử quan trọng được biết đến là “Tam Khổng“, bao gồm Phủ Khổng Tử, Miếu Khổng Tử và Lăng mộ Khổng Tử.
Khu lăng mộ của Khổng Tử, được gọi là Khổng Lâm, đã tồn tại gần 2400 năm và nổi tiếng với hiện tượng kỳ lạ: không có chim quạ đậu và rắn chuột cũng vắng bóng.
Theo lẽ thường, do tập tính sinh sống, quạ thường xuất hiện ở các khu vực nghĩa trang. Trong quan niệm truyền thống của cả phương Đông và phương Tây, quạ được xem là biểu tượng của tai ương và sự chết chóc. Người xưa cho rằng “u giả hắc dã” – quạ có nghĩa là màu đen, tượng trưng cho điềm gở. Trong phim ảnh phương Tây, những cảnh quay về nghĩa địa thường đi kèm với tiếng quạ kêu thảm thiết, khiến người xem rợn tóc gáy.
Về hiện tượng quạ không đậu ở Khổng Lâm, người dân ở Khúc Phụ cũng lưu truyền một số câu chuyện.
Thời Xuân Thu, Khổng Tử sống trong bối cảnh loạn lạc, lễ nghi suy đồi. Vì vậy, suốt cuộc đời mình, ông đã tận tâm truyền bá học thuyết của mình, chu du khắp các nước chư hầu với hy vọng dùng “nhân” để chấm dứt chiến tranh loạn lạc, mang lại hòa bình và hạnh phúc cho bá tánh. Tuy nhiên, việc thay đổi tư tưởng của các vị vua chúa không hề dễ dàng, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu gặp được minh quân thì may mắn, nhưng nếu gặp phải những kẻ tàn bạo, chỉ một chút sơ sẩy cũng có thể dẫn đến kết cục bi thảm.
Năm xưa, khi Khổng Tử đến nước Tống, Tống Cảnh Công rất ngưỡng mộ học thuyết của ông và muốn mời ông làm quan với bổng lộc hậu hĩnh. Thế nhưng, đại thần Hằng Đồi lo sợ Khổng Tử sẽ đe dọa địa vị của mình nên đã kịch liệt phản đối và tìm cách đuổi Khổng Tử ra khỏi nước Tống.
Sau khi Khổng Tử rời khỏi nước Tống, Hằng Đồi còn phái người truy sát ông và các học trò. Khi quân lính sắp đuổi kịp, bỗng từ khu rừng bên đường bay ra một đàn quạ. Chúng lao vào tấn công những tên lính, mổ mù mắt nhiều người. Quân lính kinh hãi, cho rằng Khổng Tử được trời cao phù hộ, nếu giết ông sẽ bị trời phạt, nên đành rút lui. Khu rừng đó sau này trở thành Khổng Lâm, và đàn quạ vẫn luôn canh giữ bên ngoài, không cho ai xâm phạm.
3 lý giải về việc “quạ không đậu, rắn, chuột không xuất hiện” ở mộ Khổng Tử
Tuy nhiên, đối với hậu thế, những câu chuyện dân gian này có vẻ thiếu thuyết phục và khó tin. Vì vậy, nhiều học giả đã tìm cách giải thích cho những hiện tượng kỳ lạ này.
Người chọn địa điểm xây dựng lăng mộ cho Khổng Tử là học trò của ông, Tử Cống. Khi đó, Tử Cống đã quyết định chọn địa điểm xây dựng lăng mộ của Khổng Tử tại Khúc Phụ, Sơn Đông, không chỉ vì đó là quê hương của Khổng Tử, mà còn vì đó là quê hương của hoàng đế. Ông hy vọng tư tưởng của Khổng Tử có thể lưu truyền ngàn đời, ảnh hưởng sâu sắc đến hậu thế.
Ban đầu, lăng mộ của Khổng Tử chỉ là một khu đất nhỏ. Nhưng sau này, cùng với sự tôn sùng của các vị vua chúa qua các triều đại, ngoài việc truy phong thụy hiệu cho Khổng Tử, họ còn cho xây dựng lăng mộ cho ông. Đặc biệt là vào ba triều đại Tống, Minh, Thanh, lăng mộ của Khổng Tử đã được mở rộng gấp nhiều lần, từ một ngôi mộ đơn lẻ ban đầu trở thành quần thể lăng mộ của cả dòng họ Khổng. Và nó không còn chỉ là một khu mộ nữa, mà đã được xây dựng thành một khu rừng.
Đây cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến quạ không đậu ở Khổng Lâm. Qua ghi chép trong “Khổng Tử truyện, Cổ thụ danh mộc trong Khổng Lâm Sơn Đông”, các chuyên gia phát hiện ra rằng quạ có sự kén chọn đối với loại cây chúng đậu. Sau khi Nho giáo được tôn làm chính thống, Tam Khổng liên tục được trùng tu và mở rộng. Trong quá trình mở rộng Khổng Lâm, dòng họ Khổng đã trồng rất nhiều cây khải và cây bách, mà đây lại chính là những loại cây mà quạ không ưa. Vì vậy, hiện tượng “quạ không đậu” đã có lời giải thích.
Ngoài ra, trong Khổng lâm còn có nhiều loài hoa, cây cối có mùi hương có tác dụng xua đuổi rắn, côn trùng. Theo thời gian, chúng trở thành hàng rào tự nhiên bảo vệ Khổng Lâm khỏi rắn, côn trùng.
Thứ hai, về vị trí địa lý, Khổng Lâm nằm ngay trong thung lũng sông Tứ Thủy. Bên dưới lăng mộ có một dòng nước chảy qua, âm thanh của dòng nước chúng ta khó có thể nghe thấy. Nhưng đối với các loài chim và loài bò sát rất nhạy cảm với âm thanh và tần số rung động, chúng có thể cảm nhận rất rõ ràng, và tần số này cũng là điều chúng rất ghét, vì vậy chúng không chọn làm tổ trong Khổng Lâm.
Thứ ba, con cháu của Khổng Tử đã chôn rất nhiều chu sa và lưu huỳnh dưới lòng đất Khổng Lâm, mà đây là những chất xua đuổi côn trùng và rắn rết. Chính vì vậy, ở Khổng Lâm không có rắn.
Qua đây có thể thấy, mặc dù những truyền thuyết huyền bí về mộ của Khổng Tử rất đẹp, nhưng đó không phải là hiện tượng tâm linh mà là xuất phát từ trí tuệ của tổ tiên.
Tổng hợp