Chữ “phúc” không chỉ là một khái niệm trừu tượng, mà còn là hình ảnh cụ thể của cảm xúc.
Là cha mẹ, ai cũng mong con mình là một đứa trẻ may mắn, tràn đầy phúc khí, được bao bọc bởi những điều tốt đẹp và bình an. Các nghiên cứu về thần kinh học cho thấy, khi cha mẹ tưởng tượng về một tương lai hạnh phúc của con, vùng não bộ liên quan đến phần thưởng sẽ được kích hoạt; chữ “phúc” không chỉ là một khái niệm trừu tượng, mà còn là hình ảnh cụ thể của cảm xúc.
Vậy, như thế nào mới được xem là một “đứa trẻ mang phúc khí”? Điều này không phải mê tín, mọi người có thể cùng tham khảo.
Sinh ra vào độ tuổi sinh sản lý tưởng của cha mẹ
Thông thường, độ tuổi sinh con tốt nhất với nữ giới là từ 23–35, nam giới là từ 25–40. Ở độ tuổi này, cha mẹ có đầy đủ sức lực, năng lượng và tinh thần, trẻ có thể thừa hưởng gen tốt và phát triển khỏe mạnh. Không chỉ vậy, mẹ cũng phục hồi thể lực nhanh hơn, còn ông bà thường ở độ tuổi 50 – vừa nghỉ hưu, vừa có thời gian và sức khỏe để hỗ trợ con cháu.
Sinh con vào thời điểm này cũng giúp việc lên kế hoạch cho bé thứ hai linh hoạt hơn, không giống như nhiều bà mẹ sinh con đầu lòng sau 35 tuổi – khi muốn sinh bé thứ hai thì sức lực đã không còn đủ đầy.
Sinh ra khi kinh tế gia đình ổn định
Trẻ sinh ra khi điều kiện kinh tế gia đình đã ổn định sẽ dễ dàng nhận được sự chăm sóc toàn diện, được ưu tiên về mặt giáo dục và phát triển. Khi một gia đình đang ở giai đoạn “lên dốc”, năng lượng tích cực của cả nhà đều rất dồi dào, tâm trạng phấn khởi. Cha mẹ cũng thường tin rằng, con cái mang lại vận may, nên càng yêu thương và đầu tư nhiều hơn.
Trẻ sinh vào “tháng thông minh”
Nghiên cứu khoa học cho thấy: Trong năm có hai giai đoạn gọi là “tháng thông minh”, nếu trẻ được sinh vào các tháng này thì khả năng cao là trẻ có phúc khí, và mẹ cũng sẽ được “hưởng ké”.
Tháng 3 đến tháng 5: Trẻ sinh vào thời điểm này thường vượt trội về chiều cao, cân nặng và cả trí tuệ – đặc biệt tháng 4 còn được gọi là “đỉnh cao của trí tuệ”. Vì đây là mùa xuân – thời điểm vạn vật sinh sôi, trẻ được đưa ra ngoài sớm, tiếp xúc với không khí trong lành, ánh nắng nhẹ nhàng… não bộ trẻ sẽ được kích thích, tạo kết nối thần kinh, từ đó phát triển các năng lực mới.
Hơn nữa, thai kỳ của các bé này rơi vào tháng 5–7 năm trước, lúc rau quả mùa hè dồi dào, mẹ ăn uống ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng tốt – nhờ đó bé phát triển toàn diện.
Tháng 9–10: Theo nghiên cứu từ Harvard và các học giả Anh, trẻ sinh vào thời điểm này cũng thường có chỉ số trí tuệ và cảm xúc cao.
Đây là khoảng thời gian mà: Thai kỳ của mẹ bắt đầu từ mùa xuân – lúc cơ thể thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Sinh con vào mùa thu – thời tiết mát mẻ, mẹ dễ chịu, sữa nhiều và giàu dinh dưỡng. Khi bé đến giai đoạn tập bò thì đã vào tháng 4–5 năm sau – tiết trời ấm áp, thích hợp vận động và phát triển thể chất.
Dù vậy, phải khẳng định một điều:
Trẻ có “phúc” hay không, thật ra phần lớn phụ thuộc vào chính cha mẹ. Sức khỏe, nhận thức, tính cách và trí tuệ của cha mẹ đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của con.
Cha mẹ chính là “phong thủy” của con cái.
Điểm xuất phát của cha mẹ, chính là giới hạn khởi đầu của con.
Có người trời sinh đã phù hợp làm cha mẹ – dịu dàng, hiểu biết, có thể truyền sức mạnh và giá trị tốt đẹp cho con. Nhưng đa phần chúng ta đều cần học hỏi không ngừng – học về não bộ, về tâm lý, về giáo dục – để không ngừng điều chỉnh, nâng cấp bản thân trên hành trình làm cha mẹ.
Bằng cách làm gương, đồng hành, đặt ra giới hạn đúng lúc, khuyến khích con tự học, tin tưởng vào năng lực của con – chúng ta đang giúp con trở thành một người “có phúc”, có trí tuệ, có lòng yêu thương.
Hy vọng mỗi đứa trẻ đều có thể khỏe mạnh, thông minh, vui vẻ – và rồi sẽ trở thành người mang phúc lành cho thế giới.