Đừng để những thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại trở thành tác nhân hủy hoại sức khỏe cả gia đình.
Từ những món ăn quen thuộc, bạn có thể vô tình đang đưa chất độc vào cơ thể mà không hề hay biết!
1. Cây mía có lõi màu đỏ
Cây mía bình thường sẽ có màu trắng ngà bên trong sau khi dóc bỏ vỏ bên ngoài, khi ăn sẽ có vị ngọt thanh mát, dễ chịu. Tuy nhiên một số cây mía lại có vệt đỏ bên trong, nhiều người quan niệm rằng những cây mía này thường mềm, dễ ăn hơn. Đây là quan niệm rất sai lầm và có thể gây ngộ độc cực mạnh.

Ảnh: Sohu
Nguyên nhân là do lượng đường trong mía cao, nếu bảo quản ở môi trường không phù hợp rất dễ sinh nấm mốc. Nấm mốc màu đỏ trong lõi mía là Arthrinium. Bản thân loại nấm này không độc, nhưng nó sản sinh ra chất độc thần kinh gọi là axit 3-nitropropionic, có thể gây ngộ độc cho con người chỉ với 0,5 gam. Trường hợp ngộ độc mía nhẹ thì nôn mửa, tiêu chảy; nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, đe dọa tính mạng. Thậm chí, ngay cả khi may mắn được cứu sống thì cũng có thể để lại di chứng suốt đời.
2. Các nguyên liệu nấu ăn có vị đắng “lạ”
Nếu như thấy các thực phẩm như trái cây và rau củ thuộc họ bầu bí; các loại hạt như đậu phộng, hạt hướng dương; ngũ cốc như ngô, lúa mì,… có vị đắng khác lạ thì đừng “dại dột” mà tiếp tục ăn.
Vị đắng này là do một loại nấm gọi là aflatoxin – chất gây ung thư loại I được WHO khuyến cáo cần tránh xa, có thể kể đến như: Ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư túi mật, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư ruột kết,… Độc tố aflatoxin có nguồn gốc bởi loại nấm aspergillus màu vàng sản sinh ra nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách ở môi trường khô ráo.

Ảnh: Sohu
Khi người bệnh hấp thụ Aflatoxin qua đường miệng sẽ khiến cơ thể chứa một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 90 ngày và có thể dẫn đến bệnh ung thư gan sau hơn một năm; với liều khoảng 10 mg, độc tố aflatoxin có thể gây ngộ độc cấp tính.
3. Khoai tây mọc mầm
Nếu khoai tây mọc mầm trong thời gian bảo quản, tốt nhất hãy bỏ đi. Khoai tây mọc mầm có thể sản sinh ra solanine, một loại độc tố có thể gây ngộ độc chỉ với liều 0,2 – 0,4 gam. Solanine cũng có thể được tìm thấy ở những củ khoai tây có vỏ chuyển sang màu xanh.

Ảnh: Sohu
Ngộ độc solanine có thể gây nôn mửa, chóng mặt và đau bụng. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể gây suy hô hấp, hôn mê, co giật và thậm chí đe dọa tới tính mạng.
4. Gạo chuyển màu từ trắng sang đỏ
Gạo bình thường có màu trắng sữa, mùi thơm gạo rất đặc trưng. Tuy nhiên nếu thấy gạo trắng chuyển sang màu đỏ thì đừng “dại dột” tiếp tục ăn mà nên vứt bỏ đi. Tất nhiên đây không phải là loại gạo huyết rồng hay gạo lứt mà chúng ta thường thấy.
Gạo bảo quản ở môi trường ẩm ướt nhiều ngày rất dễ sinh nấm mốc, gạo ẩm ướt càng lâu thì nấm mốc aflatoxin sản sinh và phát triển càng nhanh. Đặc biệt, đừng nghĩ rằng việc rửa sạch nấm mốc hay nghĩ rằng nấu cơm ở nhiệt độ cao sẽ giúp loại bỏ nấm afatoxin.
Bào tử nấm aflatoxin có thể hoạt động bền bỉ với nhiệt, có nghĩa là với nhiệt độ không đủ cao (nhiệt độ rang, sấy từ 1500 độ C đến hơn 2000 độ C), độc tố của chúng có thể không bị phá hủy hoàn toàn nếu thấp hơn. Do vậy tốt nhất nên bỏ đi, đừng tiếc rẻ mà nấu lên cho cả gia đình ăn đồng thời cũng cần phải khử trùng và rửa sạch sẽ, phơi khô thùng đựng gạo.
5. Trái cây bị mốc
Một số loại trái cây bị mốc một phần được nhiều người cắt bỏ phần bị hỏng và tiếp tục ăn. Thói quen tưởng tiết kiệm này lại có hại cho sức khỏe nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Vì trái cây rất ngon ngọt nên ngay cả một chút nấm mốc nhỏ nhất cũng sẽ lan nhanh bên trong và làm ô nhiễm toàn bộ phần thịt trái cây.

Ảnh: Sohu
Loại nấm mốc trong trái cây bị mốc hỏng thường gặp là patulin, một chất có nguy cơ gây hại nghiêm trọng trong các thí nghiệm trên động vật, bao gồm nhưng không giới hạn ở khả năng gây ung thư, gây quái thai, gây đột biến,… Khi con người tiêu thụ, nó có thể gây ra nhiều nguy cơ khác nhau do ngộ độc, rối loạn chức năng đường ruột và thậm chí là phù thận.
6. Mộc nhĩ đã ngâm nở
Bản thân mộc nhĩ là nấm khô, khi chế biến thức ăn sẽ đem ngâm để nở ra, mềm hơn và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, nếu “lỡ tay” ngâm quá nhiều với số lượng lớn, nhiều bà nội trợ thay vì vứt bỏ lại đem cất đi để nấu ăn sau một hoặc hai ngày, thậm chí là cả tuần.

Ảnh: Sohu
Thực tế là, mộc nhĩ nên ăn trong vòng 8 giờ sau khi ngâm, nếu đã ngâm và để ở nhiệt độ phòng sau 8 giờ thì không nên ăn. Nguyên nhân là do mộc nhĩ ngâm quá lâu sẽ sinh sôi vi khuẩn Pseudomonas cerebrous và sản sinh ra aflatoxin, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng sau khi tiêu thụ. Trong trường hợp ngộ độc cấp tính, phản ứng sẽ xuất hiện sau khoảng 45 phút, trong khi những người có khả năng dung nạp tốt có thể không có phản ứng cho đến 24 giờ sau đó.
Nguồn: Sohu