5 DẤU HIỆU trước 6 tuổi cho thấy con lớn lên xuất sắc vượt trội, cha mẹ bỏ qua không trau dồi sẽ rất tiếc


Đừng bỏ qua những dấu hiệu này của con.

Có bao giờ bạn thắc mắc: Tại sao có những đứa trẻ học đâu nhớ đó, việc làm gì cũng nhanh nhạy, trong khi một số bé khác rất chật vật dù chăm chỉ? Câu trả lời có thể nằm ở trí nhớ công việc (working memory). Đây là một yếu tố quan trọng nhưng ít khi được nhắc đến. Trí nhớ công việc tương tự như “bàn làm việc” trong não, nơi xử lý, sắp xếp và lưu tạm thời thông tin để sử dụng ngay.

Và điều thú vị là, nếu trước 6 tuổi, trẻ có những biểu hiện cụ thể thì khả năng cao sau này bé sẽ học rất giỏi. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật giúp cha mẹ nhận diện tiềm năng sớm này – và quan trọng hơn, biết cách hỗ trợ phát triển nó từ những năm đầu đời.

Nhớ nhiều yêu cầu cùng lúc: Ví dụ khi bạn nói “Cất đồ chơi, rửa tay rồi lấy cốc nước”, trẻ có thể thực hiện tuần tự mà không cần nhắc lại.

Kể chuyện mạch lạc, chi tiết: Do khả năng ghi nhớ trình tự sự việc tốt.

Tập trung cao với trò chơi phức tạp (như cờ vua): Dấu hiệu của khả năng xử lý thông tin hiệu quả.

Suy luận logic: Ví dụ từ “3+2=5” có thể tự hiểu “30+20=50”.

Nhớ nhiệm vụ ngắn hạn: Như việc cô giáo dặn mang đồ thủ công ngày mai.

Trí nhớ công việc là hệ thống não bộ giúp tạm lưu trữ và xử lý thông tin ngắn hạn, tương tự như bộ nhớ RAM của máy tính. Nó quyết định khả năng: Tiếp thu bài giảng, làm Toán nhẩm, giúp trẻ tuân theo chỉ dẫn nhiều bước và ghi nhớ ý tưởng khi viết văn. Nghiên cứu ĐH London chỉ ra trí nhớ công việc mạnh giúp trẻ tiếp thu nhanh gấp 2 lần, giải quyết vấn đề linh hoạt, ít bị “học trước quên sau”.

Trí nhớ công việc phát triển từ 4 tuổi, đỉnh điểm ở tuổi 20-30. Tin vui là giống như cơ bắp, nó có thể rèn luyện để tăng “sức chứa”, lên đến 40%.

Cách rèn luyện từ nhỏ:

Làm từng việc một: Tránh để trẻ vừa xem TV vừa ăn cơm, hoặc vừa chơi đồ chơi vừa nghe kể chuyện, vừa viết chữ vừa nghe nhạc. Tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất có thể giảm nhiễu thông tin, giúp trí nhớ làm việc hiệu quả hơn.

Từ từ kéo dài thời gian tập trung cũng là một cách làm hiệu quả. Ví dụ, lúc đầu đọc sách cho trẻ, hãy chọn những câu chuyện ngắn khoảng 5-6 phút, khi trẻ đã quen với việc đọc, mới chuyển sang những câu chuyện dài hoặc phức tạp hơn.

Đọc to: Khi đọc to, trẻ cần dùng mắt đọc rõ chữ, ghi nhớ nội dung trong đầu; sau đó dùng miệng đọc chính xác. Đọc bình thường có thể đọc lướt, lật tùy ý, nhưng đọc to phải nghiêm túc từng chữ từng câu, muốn lười cũng không được.

Kể lại câu chuyện (trải nghiệm): Sau khi nghe một câu chuyện, khuyến khích trẻ dùng lời của mình kể lại tình tiết câu chuyện. Hoặc sau khi tan học, hỏi trẻ về các hoạt động trong ngày, ví dụ hôm nay ở trường ăn gì? Chơi gì? Cô giáo mặc áo màu gì, quần màu gì. Điều này có thể tăng cường khả năng tổng hợp thông tin, đồng thời nâng cao logic diễn đạt.

Trí nhớ công việc là thư ký nhỏ trong não bộ của trẻ, trí nhớ tốt, rõ ràng, học hành tự nhiên sẽ dễ dàng. Cha mẹ chỉ cần nhớ: Nuôi dạy trẻ cần sự kiên nhẫn. Hạt giống gieo hôm nay, một ngày nào đó sẽ đơm hoa kết trái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *