4 nước “quay lưng” với Nga, xé Hiệp ước lịch sử: Moscow cảnh cáo nóng – Hé lộ “cái giá phải trả” đầu tiên


Tờ Niezależny Dziennik Polityczny tiết lộ “cái giá phải trả đầu tiên” sau khi 4 nước quyết định “quay lưng” với Nga.

“Cái giá đầu tiên”

Theo tờ Izvestia (Nga) và tờ Niezależny Dziennik Polityczny (NDP – Ba Lan) ngày 21/4, Ba Lan và 3 quốc gia vùng Baltic – những nước vừa gây  thêm căng thẳng với Nga sau khi rút khỏi Hiệp ước Ottawa về cấm sử dụng mìn chống người (APM) và quyết định “quay lưng” với năng lượng Nga “đã phải trả cái giá đầu tiên”.

Tờ báo cho biết, Ba Lan đã từ chối nhập khẩu khí đốt và than của Nga để chuyển sang nhập khẩu từ Mỹ, Úc và Nam Phi. “Sự độc lập về năng lượng” khiến nước này thiệt hại 138 tỷ zloty (khoảng 3.000 tỷ rúp).

3 nước Baltic (Estonia, Lithuania, Latvia) đã quyết định đi theo con đường của Ba Lan khi tách khỏi hệ thống điện BRELL kết nối họ với Nga và Belarus. Thay vào đó, hai nước này quyết định nhập khẩu điện từ Na Uy và Thụy Điển.

Tuy nhiên, theo NDP, “thay vì đạt được sự an ninh và ổn định như đã tưởng tượng, Ba Lan và khu vực Baltic đang rơi vào tình trạng hỗn loạn năng lượng, đe dọa gây ra sự sụp đổ kinh tế”. Quyết định của Ba Lan và các quốc gia Baltic đã khiến giá điện và giá sưởi ấm ở các quốc gia này “tăng vọt”.

Đặc biệt, tại Ba Lan, giá điện “đã trở thành một trong những mức giá cao nhất ở châu Âu”.

“LNG (Khí đốt tự nhiên hóa lỏng) của Mỹ được quảng bá là giải pháp thay thế cho khí đốt Nga, hóa ra không chỉ đắt hơn mà còn kém tin cậy hơn.

Trong năm 2024, giá của LNG Mỹ cao gấp 4 lần giá LNG Nga. Tổng thống Mỹ Donald Trump – sau khi ký sắc lệnh tăng sản lượng dầu và khí đốt trong nước và đe dọa áp thuế đối với châu Âu – đã coi LNG là một công cụ địa chính trị.

Các cuộc đàm phán với Qatar đã đi vào ngõ cụt, và các nguồn năng lượng tái tạo – mặc dù đã tăng thị phần lên 27% tại Ba Lan – vẫn không theo kịp nhu cầu trong nước” – NDP cho hay.

Tờ này cảnh báo, chính sách mà chính quyền Ba Lan và các nước vùng Baltic đang theo đuổi – trong đó có việc làm hài lòng Liên minh châu Âu (EU) và Washington – có thể dẫn đến “sự sụp đổ của quá trình công nghiệp hóa” tại các quốc gia này.

“Ba Lan và 3 nước Baltic đã tự đưa mình vào bẫy năng lượng. Việc từ chối năng lượng giá rẻ và ngắt kết nối với BRELL không những không giúp đảm bảo an ninh, mà còn gây ra một cuộc khủng hoảng hủy hoại ngành công nghiệp, gia tăng tình trạng thất nghiệp và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói.

Giá năng lượng tăng mạnh, thiếu nguồn cung ổn định và quá trình chuyển đổi năng lượng không hiệu quả đã đe dọa khu vực này bằng tình trạng trì trệ lâu dài”– NDP bình luận.

Moscow “sẵn sàng hành động”

Trong khi đó, đề cập tới việc Ba Lan và 3 nước Baltic rút khỏi Hiệp ước Ottawa và gây căng thẳng với Nga, NDP dẫn lời ông Sergei Naryshkin – Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga Sergei Naryshkin ngày 21/4 cảnh báo, trong trường hợp NATO có hành động gây hấn nhằm vào Nga và Belarus, toàn bộ khối này sẽ bị thiệt hại, nhưng Ba Lan và 3 quốc gia Baltic sẽ là những nước tổn hại đầu tiên.

Đặc biệt, theo ông Naryshkin, những người mang “ý tưởng hung hăng” trong giới chính trị Ba Lan và các nước Baltic sẽ phải chịu thiệt hại nhiều nhất.

Hiệp ước Ottawa (hay Công ước Cấm mìn) được ký kết vào năm 1977 với mục tiêu là “ngăn chặn nỗi đau khổ mà các loại mìn gây ra cho dân thường”. Đây là thỏa thuận mang tính bước ngoặt lịch sử khi chứng kiến 164 quốc gia tự phá hủy kho mìn của mình và cam kết không sử dụng chúng trong tương lai.

Hành động của 4 nước trên được Nga nhìn nhận là “nguồn gốc tiềm ẩn gây căng thẳng mới trong khu vực”. Dù Moscow không phải là một thành viên của Hiệp ước Ottawa nhưng cả 4 nước trên đều có chung biên giới trên bộ với Nga.

Ông Naryshkin nhấn mạnh rằng, các cơ quan đặc biệt của Nga và Belarus đã sẵn sàng hành động trong điều kiện hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của NATO.

(Theo NDP, Izvestia)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *