Một số loại rau thuỷ sinh thường phát triển dưới nước dễ chứa ký sinh trùng trên bề mặt mà cả trong thân.
Ngó sen
Ngó sen là bộ phận dưới gốc cây sen, một thức ăn và là vị thuốc Nam thông dụng mang tên “Liên ngẫu”. Trong ngó sen có đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C…
Đặc biệt, tác dụng chữa bệnh của ngó sen đã được nhiều sách thuốc cổ nói đến. Theo Hải Thượng Lãn Ông, ngó sen vị ngọt, mát, tính lành, kiêm tả bổ, có tác dụng cầm huyết, thanh nhiệt, trừ phiền, giải rượu. Để chữa bệnh, người ta có thể dùng ngó sen sống hoặc nấu chín. Tuỳ theo cách chế biến công dụng của vị thuốc có khác.
Ngó sen để sống tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, làm hết nôn, giải khát, giải rượu, chữa các chứng xuất huyết do nhiệt. Ngó sen chín tính ôn, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, khai vị, chỉ khái, dưỡng huyết, sinh cơ, chữa vết thương lở loét lâu ngày không kín miệng. Những người yếu tỳ vị, người cao tuổi ăn ngó sen chín đều tốt.
Thông tin trên Hà Nội Mới, ngó sen là một thức ăn tốt, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống.
Mặc dù loại rau này là một món ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, canxi, photpho, sắt, vitamin C… Tuy nhiên, do phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm, nên ngó sen dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột… Khi nhiễm bệnh, trong giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ bị mỏi mệt, thiếu máu nhẹ, sức khoẻ giảm sút. Khi bệnh toàn phát, bệnh nhân bị đau bụng kèm theo tiêu chảy. Phân lỏng, không có máu, nhưng nhày và có nhiều thức ăn không tiêu. Người bệnh thường đau bụng ở vùng hạ vị kèm theo tiêu chảy, có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt.
Theo đó, mọi người tuyệt đối không ăn ngó sen sống do chúng phát triển trong bùn, dưới đáy các hồ ao, đầm, đây là những nơi chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Rau cải xoong
Rau cải xoong chứa chất dinh dưỡng có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Nếu mua ngoài chợ, nhiều bà nội trợ do dự do rau sống trong môi trường nước bẩn, thường bám nhiều bèo chứa nhiều và kí sinh trùng.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cải xoong mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho sức khỏe, được các nhà khoa học đánh giá số điểm 100 về giá trị dinh dưỡng.
Khi ăn rau cải xoong, bạn cần rửa thật sạch. Nếu ăn sống, chỉ nên ăn rau cải xoong tự trồng trên cạn. Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iốt cao.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khi nhiễm sán lá ruột, ngoài những tổn thương tại ruột là nơi ký sinh của sán, những độc tố tiết ra từ sán sẽ gây rối loạn chung có thể làm phù nề toàn thân, tràn dịch ngoại tâm mạc, biến đổi tổ chức ở lách.
Bệnh nhân thường bị thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm, bạch cầu toan tính tăng lên. Cũng như nhiễm sán lá gan lớn, khi nhiễm sán sau 2 tuần, cơ thể xuất hiện kháng thể kháng sán lá ruột trong huyết thanh của người bệnh.
Một số phương pháp phòng bệnh giun sán đơn giản chính là ăn chín uống sôi, với các loại rau thuỷ sinh phải rửa thật sạch, ngâm nước muối khoảng 30 phút và hạn chế ăn tươi các loại rau trên.